Các tiêu chuẩn VTOS được xây dựng
để phân tích và hình thành những công việc mà người lao động cần thực hiện cho
từng vị trí công việc cụ thể. Đây sẽ là những tiêu chuẩn về kỹ năng nghề mà người
lao động phải thực hiện, mỗi công việc được trình bày gồm hai phần chính là kỹ
năng và kiến thức. Trong đó phần kỹ năng mô tả phần việc người lao động phải
làm, còn phần kiến thức đề cập đến lý luyết cần bổ sung.
Tiêu chuẩn VTOS tiếp theo mà quản
trị nhà hàng giới thiệu mà tiêu chuẩn cho bộ phận Bếp là “Chế biến món ăn”.
Chế biến món ăn bao gồm các từ khâu sơ chế việc chuẩn bị, chế biến và hoàn thiện
các món ăn nóng, nguội, và bao gồm cả lĩnh vực chuyên môn như làm bánh mỳ, bánh
ngọt, món tráng miệng cũng như các món ăn khác. Trong tiêu chuẩn Chế biến món
ăn bao gồm các công việc với các chức danh sau:
Tiêu chuẩn VTOS về Chế biến món ăn
Nhân viên sơ chế: thực hiện
công việc theo sự hướng dẫn của đầu bếp hay bếp trưởng hoặc nhân viên giám sát
món ăn, thường là chuẩn bị đồ nguội, như thái thịt, rau và những công việc khác,
các công việc thường ngày lặp đi lặp lại. Nhân viên sơ chế chuẩn bị nguyên liệu
cho các món ăn phức tạp như cắt lát hoặc cắt hạt lựu các loại rau củ và làm món
rau trộn dầu giấm salad xa lát hay các món nguội.
Phụ bếp hoặc đầu bếp: tùy theo
vị trí làm việc tại các khu bếp quy định, sẽ được trang bị với các loại bếp, chảo,
lò nướng bếp nướng và các loại nguyên liệu cần thiết. Trách nhiệm của đầu bếp
thay đổi khác nhau phụ thuộc vào vị trí, quy mô của cơ sở làm việc.
Đầu bếp nhà hàng: đặt nguyên
liệu, chọn nhà cung cấp thực phẩm, đặt mua hàng, định giá thực đơn, và xây dựng
thực đơn hàng ngày.
Đầu bếp làm bánh mỳ và bánh ngọt:
chịu trách nhiệm thực hiện việc trộn và nướng chín các loại bánh theo công
thức để tạo ra nhiều loại bánh mì, bánh ngọt hay các loại bánh nướng khác nhau.
Bếp phó: là người có quyền cao
thứ 2 trong bếp, bếp phó sẽ giám sát công vệc của đầu bếp, thực hiện một số nhiệm
vụ chuẩn bị bữa ăn, làm một số công việc sơ chế, báo cáo kết quả công việc lên
bếp trưởng. Khi bếp trưởng không có mặt, bếp phó sẽ điều hành các hoạt động nhà
bếp.
Bếp trưởng: chỉ huy hướng dẫn
nhân viên bếp và xử lý những vấn đề liên quan đến các món ăn, thực đơn của nhà
hàng.
Tổng bếp trưởng (đầu bếp chính/ bếp
trưởng) chịu trách nhiệm chính trong việc giám sát toàn bộ hoạt động của nhà bếp.
Điều phối công việc của bếp phó và các đầu bếp khác.Tổng bếp trưởng cũng có nhiều
nhiệm vụ khác bên ngoài nhà bếp, như thiết kế thực đơn, đánh giá, giám sát việc
mua nguyên liệu, thực phẩm và đồ uống, cũng là người đào tạo nhân viên. Một số
tổng bếp trưởng dành nhiều thời gian vào những công việc hành chính và ít thời
gian trong nhà bếp.
Theo Tiêu chuẩn VTOS
0 nhận xét Blogger 0 Facebook