Nhân viên buồng phòng là bộ phận quan trọng trong khách sạn, trực tiếp mang đến sự hài lòng cho khách hàng, góp phần tạo dựng hình ảnh của khách sạn. Vậy bạn có biết nhân viên buồng phòng là gì chưa? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nhé.

Nhân viên buồng phòng là gì?

Nhân viên buồng phòng hay còn gọi là Housekeeping. Housekeeping là gì? là nhân viên dọn phòng khách sạn, nhà nghỉ, hay còn gọi là nhân viên buồng phòng, chịu trách nhiệm làm vệ sinh phòng khách, kiểm tra phòng khi khách ra, vào khách sạn.

Công việc tưởng chừng như đơn giản trong một khách sạn, nhưng thực tế lại mang đến rất nhiều điều mới mẻ, và cũng yêu cầu nhiều đức tính quan trọng của người làm việc. Không chỉ có vậy, công việc này cũng ẩn chứa nhiều khó khăn và rủi ro riêng mà không phải ai cũng biết

Nỗi khổ nhân viên buồng phòng khách sạn

Để đem đến hình ảnh sạch sẽ, thơm tho, ngăn nắp cho những căn phòng khách sạn là quá trình lao động miệt mài của những nhân viên buồng phòng. Công việc thầm lặng của nhân viên buồng phòng có những nỗi khổ nghề nghiệp mà không phải ai cũng hiểu. Chúng ta cùng nghe tâm sự của một nhân viên housekeeping nói gì về nghề nhé.
Cực là thế nhưng ít khi họ nhận được lời cảm ơn trực tiếp từ khách, bởi chỉ khi nào khách rời phòng hoặc được sự cho phép khi có khách ở trong phòng, người phục vụ phòng mới vào dọn dẹp. Nhiều người còn mang định kiến nghề buồng phòng là một công việc thấp kém. Đôi khi chính những nhân viên buồng phòng cũng mang trong mình tâm lý ấy.
Bà Phan Thị Phi Thể - Nguyên Executive Housekeeper The Saigon Floating Hotel cho biết: "Tôi thường khuyên bảo họ đừng nhìn housekeeping là công việc tầm thường. Không có việc gì xấu mà chỉ có mình làm xấu. Mình phải làm việc như thế nào để người ta thấy đó là nghề đáng được học. Có nhiều người cho rằng nghề housekeeping giống như việc dọn nhà cửa, không có gì đáng để học, nhưng khi bước vào học mới thấy được cái khó của nó. Không dễ gì trải tấm drap giường cho đẹp, dọn dẹp phòng vệ sinh cho đúng tiêu chuẩn. Có nhiều bạn phải học mất 5 – 7 ngày để bung tấm drap cho gọn”. (xem tiếp)

Những yêu cầu cơ bản đối với nhân viên buồng phòng

Kiên nhẫn, nhiệt tình đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Nhân viên buồng phòng là những người trực tiếp, tiếp xúc và phục vụ khách hàng, cần phải có tính kiên nhẫn giải đáp tất cả thắc mắc của khách hàng. Nhân viên buồng phòng cũng cần hiểu rõ khối lượng công việc để đáp ứng nhanh nhất những yêu cầu của khách hàng. Không tạo bất kì tình huống phản cảm, tỏ thái độ khó chịu với những thắc mắc hay phàn nàn của khách. Bên cạnh đó, nhân viên buồng phòng cần trau dồi thêm những kiến thức về văn hóa, phong tục tập quán của những đất nước khác nhau để mang đến sự hài lòng tối đa cho các đối tượng du khách khác nhau trong khách sạn.

Cẩn thận, gọn gàng và sạch sẽ

Gọn gàng, sạch sẽ là những nguyên tắc mà nhân viên buồng phòng cần tuân thủ (nguồn: travelandleisure)

Đây là nguyên tắc cơ bản mà bất kỳ nhân viên buồng phòng nào cũng cần tuân thủ. Nhân viên buồng phòng có trách nhiệm bảo quản chìa khóa phòng cẩn thận, cũng như sử dụng thành thạo chìa khóa phòng để đảm bảo công việc được thực hiện hiệu quả nhất.

Gọn gàng, sạch sẽ là hai nguyên tắc mà bất kì nhân viên buồng phòng của khách sạn nào cũng cần tuân thủ. Gọn gàng, sạch sẽ không chỉ thể hiện trong lúc thực hiện việc công việc, mà còn thể hiện trong tác phong làm việc cẩn thận, đồng phục gọn gàng.

Hiểu rõ nguyên tắc dọn phòng

Để bắt đầu ca làm việc, nhân viên buồng phòng cần phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết lên xe đẩy, khi thực hiện việc gõ cửa dọn phòng luôn phải nhẹ nhàng, lịch sự. Quy trình dọn phòng cần tuân thủ đúng các quy tắc. Kịp thời báo cáo tình trạng hư hỏng của các thiết bị trong phòng. Nhân viên khi dọn phòng phải thể hiện được tác phong chỉnh chu, tỉ mỉ, nhẹ nhàng tránh những sai sót ảnh hưởng đến hình ảnh khách sạn.

Các bạn có thể tham khảo thêm clip để hiểu rõ hơn về công việc của housekeeping nhé


Nguồn từ kênh youtube Giang Pham

Những kỹ năng phục vụ khách nhân viên buồng phòng cần biết

Không chỉ chịu trách nhiệm về vệ sinh và chất lượng phòng, nhân viên buồng phòng cũng thường xuyên tiếp xúc, phục vụ khách trong suốt thời gian khách lưu trú tại khách sạn. Vậy những kỹ năng phục vụ cần thiết nhân viên buồng phòng cần biết là gì? sau đây là câu trả lời:
Tôn trọng những điều riêng tư của khách
Nhân viên (NV) buồng phòng luôn có ít nhất một lần tiếp xúc với khách. Vì vậy, buồng phòng cũng có thể vô tình hay cố ý biết được những chuyện riêng tư cá nhân của khách qua giao tiếp hay dọn dẹp.
Những điều vô tình nhìn thấy, những tài liệu vô tình bắt gặp, NV buồng phòng cũng đều phải bỏ qua, tuyệt đối không được nói lại với ai, đảm bảo tôn trọng đời tư của khách.
Đặc biệt chú ý khi khách là những danh nhân, nghệ sĩ nổi tiếng, nhà doanh nghiệp hoặc giới chính trị, những khách hàng rất dễ trở thành đối tượng săn tin của các phóng viên, nhà báo thì lại càng phải tuyệt đối giữ bí mật.

Tôn trọng phong tục tập quán, văn hóa của khách

Phục vụ phòng phải tôn trọng phong tục, tập quán của khách.
Không tụ tập bàn tán, xôn xao bàn luận, cười nói hay bắt chước, chỉ trỏ, liếc nhìn, đặt biệt hiệu đối với những khách ăn mặc khác thường, tướng mạo kỳ lạ, hành động dị biệt…
Tuyệt đối không được cười đùa với khách dù khách đang rất thoải mái.

Không gây phiền hà cho khách

Hạn chế tối đa việc gây phiền hà cho khách khi dọn buồng.
Tốt nhất nên dọn buồng lúc khách đi vắng hoặc khi khách yêu cầu mới dọn. Lưu ý kiểm soát thời gian dọn, đừng để xảy ra tình huống khách quay trở lại mà vẫn dọn chưa xong. (chi tiết thông tin)

Những yếu tố rủi ro của nhân viên Housekeeping là gì?

Tuy vậy công việc này lại có những rủi ro, đặc biệt đa số nhân viên buồng phòng đa số là phụ nữ.
Các yếu tố rủi ro chính của các chấn thương do vận động lặp đi lặp lại trong bộ phận Housekeeping là:
- Công việc lao động chân tay nặng nhọc và những động tác quá sức là những rủi ro cao cho các chấn thương lưng và những động tác với cao ở các vị trí khó khăn, bất tiện là những rủi ro cho các chấn thương cổ, vai và cánh tay.
- Không gian làm việc bị hạn chế đòi hỏi nhân viên phải làm việc trong nhiều tư thế bất tiện như: đứng hay đi bộ; khom người, ngồi chồm hổm. quì gối, căng người, với tay, gập lưng làm trái tay.
Người nhân viên làm phòng phải thay đổi tư thế làm việc mỗi 3 giây khi làm phòng. Nếu giả sử thời gian trung bình của một nhân viên làm một phòng là 25 phút, thì một nhân viên làm phòng có thể phải thay đổi 8,000 tư thế làm việc trong một ca làm việc.
Hơn nữa, những tư thế bắt buộc khi phải làm việc trong những tư thế bất tiện như: nhấc tấm nệm lên, lau sàn nhà hay hút bụi. Nhân viên Housekeeping là công việc đòi hỏi làm việc chân tay. Nó có thể xếp loại như là một loại lao động từ “lao động nặng trung bình cho đến lao động nặng” bởi vì năng lượng đòi hỏi khoảng 4 kilocalories cho mỗi phút (4 kcal/ phút)
Làm thế nào để chúng ta giảm các yếu tố rủi ro cho nhân viên Housekeeping? xem tại đây.
Có thể thấy, Buồng phòng là bộ phận chịu trách nhiệm và áp lực vô cùng nặng nề, đồng thời phải chấp nhận không ít rủi ro nghề nghiệp mang lại. hoctienganhkhachsan.blogspot.com hi vọng với bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn thông cảm hơn đối với nghề này và cư xử thật văn minh khi đặt chân đến khách sạn.

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

 
Tiếng Anh Nhà Hàng Khách Sạn © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top